Stress là gì?
Stress là trạng thái căng thẳng thần kinh khi gặp áp lực hoặc bị một yếu tố nào đó tác động vượt quá khả năng phản ứng của cơ thể. Trong trạng thái áp lực lâu dài sẽ tác động tiêu cực đến sức khỏe tinh thần và cả sức khoẻ thể chất.
Stress ảnh hưởng cả sức khoẻ tinh thần lẫn sức khỏe thể chất
Nguyên nhân khiến bạn bị stress
Thể chất không tốt: Những thay đổi của cơ thể như ốm đau, bệnh chuyển biến nặng có thể làm gia tăng cảm xúc tiêu cực.
Mối quan hệ xã hội: Những mâu thuẫn trong gia đình, những cuộc tranh cãi với bạn bè, những va chạm với đồng nghiệp cùng áp lực cuộc sống cũng dễ dàng khiến bản thân rơi vào bế tắc.
Áp lực công việc: Những định kiến về sự nghiệp và kinh tế đã vô tình khiến giới trẻ đối mặt với stress khi hằng ngày, hằng giờ phải chạy đua với sự thành công
Môi trường sống như tiếng ồn, giao thông, sự ô nhiễm,... cũng là một trong những nguyên nhân khiến nàng lo âu. Ví dụ sống trong khu phố nhiều tệ nạn xã hội sẽ thật đáng sợ nếu phải tan làm vào 10h giờ tối.
Mạng xã hội: Trong thế giới công nghệ 4.0, mạng xã hội là trợ thủ đắc lực giúp kết nối cộng đồng. Tuy nhiên phần đông mọi người vẫn cảm thấy cô đơn bởi vì các mối quan hệ thiếu đi chất lượng. Bên cạnh những lợi ích tuyệt vời, mạng xã hội còn đem đến những áp lực vô hình cho chúng ta như: so sánh bản thân, chạy đua theo những trào lưu mới, hoặc nghiêm trọng hơn là bị bạo lực mạng.
Overthinking: Suy nghĩ nhiều hay quá mức khiến nàng thường xuyên ở trong trạng thái lo lắng. Việc suy nghĩ tiêu cực khiến não bộ trở nên quá tải, cơ thể mệt mỏi và có thể dẫn đến các chứng bệnh trầm cảm, tự kỷ,...
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến stress
Chính vì những lý do trên mà nhiều người cho rằng đây là căn bệnh gắn liền với cuộc sống hiện đại.
Biểu hiện “báo động" cơ thể đang stress
Biểu hiện của stress còn dựa trên ưu thế về mặt tâm lý và cơ thể, cùng Candid tìm hiểu những triệu chứng cơ bản sau đây nhé:
Cảm xúc: Khó cân bằng cảm xúc, cảm giác bồn chồn, lo lắng thường vây quanh.
Tinh thần: Căng thẳng kéo dài gây mất tập trung, suy giảm trí nhớ, luôn cảm thấy tuyệt vọng và thiếu động lực.
Thể chất: Tâm lý xáo trộn sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe thể chất.
Cơ thể thường xuyên mệt mỏi, chán nản, tim đập nhanh, đau đầu,...
Rối loạn tiêu hoá: Áp lực cao sẽ dẫn đến tình trạng chán ăn, khó tiêu, thậm chí là viêm loét dạ dày,...
Khó ngủ hoặc ngủ không ngon giác trong thời gian dài dẫn đến kiệt quệ.
Da lão hoá sớm và thiếu sức sống
Tóc rụng nhiều hoặc bạc sớm
Hành vi: Thường xuyên buồn bã và suy nghĩ tiêu cực sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới hệ thần kinh, dẫn đến hành vi bị thay đổi. Dễ nổi nóng chỉ bởi những việc nhỏ nhặt, ngại giao tiếp với mọi người,...
Làn da cũng bị “căng thẳng"
Đôi khi làn da “xập xệ" không vì yếu tố môi trường tác động hay quá trình skincare sai cách, mà nó bị ảnh hưởng bởi sức khỏe tinh thần. Sau đây là những biểu hiện thường gặp của làn da mệt mỏi:
Stress khiến da dễ kích ứng, nổi mụn và da lão hoá
Da kích ứng, phát ban
Căng thẳng sẽ thúc đẩy hàm lượng Cortisol (còn gọi là hormone chống stress ) tăng mạnh. Tuy nhiên nếu Cortisol quá cao sẽ làm giảm phản ứng viêm, giảm hệ miễn dịch khiến cho cơ thể dễ bị bệnh và dị ứng. Làn da cũng xuất hiện tình trạng kích ứng ví dụ như:
Nổi mề đay, thường gặp ở trên mặt, cổ hay vùng ngực
Những người có bệnh chàm, vảy nến,... có thể ảnh hưởng đến quá trình phục hồi của làn da, nghiêm trọng hơn là khiến bệnh trở nặng.