05 NHÓM THÀNH PHẦN CHỐNG LÃO HÓA HIỆU QUẢ VÀ AN TOÀN DƯỚI GÓC ĐỘ KHOA HỌC

05 NHÓM THÀNH PHẦN CHỐNG LÃO HÓA HIỆU QUẢ VÀ AN TOÀN DƯỚI GÓC ĐỘ KHOA HỌC

Chống lão hóa luôn là tiêu chí hàng đầu cho phái đẹp, đặc biệt khi các nàng đã bước sang tuổi 25. Tuy nhiên, giữa rừng sản phẩm kem chống lão hóa, serum chống lão hóa bạt ngàn trên thị trường hiện tại, đâu là thành phần chống lão hóa nên ưu tiên xuất hiện trong chu trình chăm sóc da?  
Các công ty mỹ phẩm liên tục “rót mật” vào tai khách hàng những thông điệp về các hợp chất thần kỳ chống lão hóa. Tuy nhiên, sự thật, một chu trình chống lão hóa da cơ bản chỉ cần 5 loại hoạt chất dưới đây. 

Lão hóa là gì? 

Lão hóa là một trong những quá trình tự nhiên của cơ thể. Quá trình này diễn ra ở tất cả hệ cơ quan khi chúng ta già đi. Hệ da khi lão hoá sẽ có những biểu hiện ra bên ngoài có thể thấy là: Tóc bạc màu, da sạm đi, nổi đồi mồi, nám, da nhăn nheo, nếp nhăn và vết chân chim xuất hiện dày đặc, chiều cao sụt giảm.  

Mô hình cấu trúc làn da

Cơ chế lão hóa da là gì?

Một làn da đẹp là một làn da đủ nước. Hydrat hóa chính là quá trình giữ nước ở tế bào. Làn da lão hóa sẽ gặp phải tình trạng khô sạm, kém săn chắc. Đây chính là hệ quả của quá trình giảm hydrat hóa lớp sừng. 

Sự hydrat hóa của lớp sừng trong suốt cuộc đời tăng lên cao nhất ở tuổi 40, sau đó giảm dần.  

Giảm hydrat hóa (mất nước) ở lớp sừng 

Việc giảm quá trình hydrat hóa lớp sừng có thể xuất phát từ những nguyên nhân: 
- Hàm lượng lipid và protein trong lớp sừng giảm 
- Suy giảm Filaggrin. Các chất chuyển hóa của Filaggrin bao gồm axit trans-uronic và axit pyrrolidone carboxylic là những chất dưỡng ẩm tự nhiên trên da 
- Hàm lượng bã nhờn và glycerol đều giảm   

Tăng độ pH trên bề mặt da 

Lớp biểu bì của da có độ pH từ 4.5 - 5.5. Đây là độ pH lý tưởng giúp ngăn ngừa vi khuẩn làm hại da. 

Tuy nhiên, khi da lão hóa, độ pH này sẽ bị tăng lên. Hậu quả của quá trình này là sự tổn thương của hàng rào biểu bì, da bị mất đi khả năng kháng khuẩn tự nhiên và có thể dễ dàng bị viêm nhiễm. 

Khi độ pH da tăng lên, da rất dễ rơi vào trạng thái yếu ớt và dễ bị viêm nhiễm

Suy giảm collagen

Những thay đổi về số lượng và cấu trúc trong các sợi collagen là những thay đổi chính được tìm thấy ở da lão hóa. Trái ngược với những làn da trẻ, có nhiều sợi collagen nguyên vẹn phong phú, được liên kết chặt chẽ và được tổ chức tốt, các sợi collagen ở da lão hoá thì sẽ bị phân mảnh và phân bố thô hơn.​

Suy giảm elastin 

Các sợi đàn hồi Elastin đóng một vai trò quan trọng trong sức chịu đựng của da (khả năng dễ biến dạng) và khả năng phục hồi (đàn hồi), chúng thường được gọi chung là độ đàn hồi của da. ​

Trong quá trình lão hóa, hệ thống sợi đàn hồi elastin sẽ bị ảnh hưởng và trải qua những thay đổi về cấu trúc. Với lão hoá nội sinh, sợi elastin sẽ bị đứt gãy hoặc phân huỷ. 

Ngoài ra, các yếu tố ngoại sinh (ánh nắng mặt trời), cả collagen và elastin đều bị đứt gãy dưới tác động của UV. Dù luôn có phản ứng bù trừ tăng sinh thêm các sợi đàn hồi, tuy nhiên chúng lại được sắp xếp một cách vô tổ chức và có chức năng đàn hồi khá kém. Nên làm da mất đàn hồi, xuất hiện nếp nhăn.

Chu trình tái tạo tế bào da chậm dần 

Chu trình tái tạo da tự nhiên là 25-28 ngày​. Tuy nhiên, khi chúng ta già đi, chu trình tái tạo da sẽ dài hơn. 

Sau 25 tuổi, trung bình lượng Collagen mất đi trung bình 1-1,5%/năm. Trong quá trình trong bụng mẹ và thời thơ ấu đã tạo ra rất nhiều elastin nhưng ngược lại khi có tuổi, ra hầu như không tạo ra elastin nữa, dù có can thiệp bằng y học và bằng sản phẩm chăm sóc da. 

Vì vậy, khi càng già đi, bạn sẽ không còn thấy da căng bóng, mịn màng như các em bé sơ sinh. 

Thành phần chống lão hóa da được khuyên dùng  

Có một tin buồn rằng bạn không thể đảo ngược quá trình lão hóa da. Tuy nhiên, nhờ các tiến bộ của khoa học, bạn hoàn toàn có thể làm chậm lại quá trình này bằng mỹ phẩm cũng như các công nghệ thẩm mỹ.   

Dù hiện nay trên thị trường có rất nhiều sản phẩm được quảng bá với những thành phần chống lão hóa thần kỳ, thực tế, bạn chỉ cần 5 thành phần chống lão hóa sau trong chu trình chăm sóc da của mình: 

  • Chất chống oxy hóa 
  • Những thành phần phục hồi da 
  • Những thành phần giao tiếp tế bào 
  • Kem chống nắng 
  • Những thành phần loại tế bào chết hóa học 

Chăm sóc da giống như một chế độ ăn kiêng. 

Bạn sẽ khó lòng có được một cơ thể đẹp như ý nếu như chỉ ăn một loại thực phẩm. Chăm sóc da cũng như vậy. Nếu như chỉ bổ sung một chất thì da sẽ thiếu hụt chất và những vấn đề của da sẽ ngày càng trở nên tồi tệ hơn. 

Bạn sẽ cần phải tỉ mỉ "pha trộn”: Những hoạt chất chống lão hóa da với nhau để có thể lấy lại vẻ rạng rỡ, làm đều màu, tăng độ đàn hồi, làm săn chắc da và làm giảm các dấu hiệu lão hóa da. 

Chất chống oxy hoá

Chất chống oxy hóa là các hoạt chất có khả năng giảm thiểu hoặc ngăn chặn quá trình oxy hóa trong cơ thể. Oxy hóa là quá trình tự nhiên trong cơ thể, tuy nhiên nếu nó diễn ra quá nhanh hoặc quá mức, nó có thể gây ra các tác hại, bao gồm lão hóa da, ung thư và các bệnh khác. Chất chống oxy hóa giúp ngăn chặn tác hại của các gốc tự do, các chất phản ứng oxy hóa có thể gây hại cho tế bào và cơ quan trong cơ thể.

Các chất chống oxy hóa trong sản phẩm chăm sóc da có thể kể đến dẫn xuất vitamin A, vitamin C, superoxide dismutase, beta carotene, glutathione, selenium, trà xanh, chiết xuất đậu nành. 

Những chất này giúp làm giảm hoặc ngăn ngừa tổn thương do gốc tự do gây ra. Ngoài ra, các hoạt chất có khả năng tăng cường hiệu quả kem chống nắng, giúp da tự làm lành và sản sinh thêm collagen.

Chất chống oxy hóa sẽ giúp ngăn ngừa hoạt động của các gốc tự do

Những thành phần trong cấu trúc da/phục hồi da

Các thành phần tương tự da thường được sử dụng trong các sản phẩm chăm sóc da như kem dưỡng da, serum, tinh chất và mặt nạ. Các thành phần này bao gồm axit hyaluronic, collagen, ceramides, cholesterol, lecithin, glycerin, fatty acids, polysaccharides, sodium PCA, chuỗi các acid amin, glycosaminoglycans. 

Thành phần tương tự da để phục hồi da bao gồm các chất có cấu trúc và tính chất tương tự như thành phần tự nhiên của da. Điều này giúp sản phẩm dễ dàng thẩm thấu và hấp thụ vào da, cung cấp dưỡng chất và độ ẩm giúp da phục hồi và tái tạo tế bào da. Từ đó, cấu trúc da sẽ được cải thiện tích cực, giảm cảm giác thô ráp trên da. 

Thành phần giao tiếp tế bào 

Những thành phần giao tiếp tế bào da có thể kể đến Niacinamide, Retinol, Peptide tổng hợp, Lecithin, Ceramide hay Adenosine Triphosphate. 

Do cả yếu tố nội sinh và ngoại sinh, các tế bào da bị tổn thương và trở nên khiếm khuyết, mất dần đi khả năng tương tác, liên kết với các tế bào khác. Lúc này những chất kể trên sẽ đóng vai trò cây cầu nối “giao tiếp với các tế bào khiếm khuyết. Từ đó truyền tín hiệu cho da sản sinh tế bào trẻ và khỏe mạnh hơn. 

Kem chống nắng 

Chống nắng là một trong những yếu tố quan trọng trong quá trình chống lão hóa da. Tia cực tím (UV) từ ánh nắng mặt trời là một trong những nguyên nhân gây lão hóa da, làm giảm độ đàn hồi, làm xuất hiện các đốm nâu và nếp nhăn trên da. Việc sử dụng sản phẩm chống nắng giúp bảo vệ da khỏi tác hại của tia UV và ngăn ngừa sự xuất hiện của các dấu hiệu lão hóa trên da.

Các sản phẩm chống nắng hiện nay đều có chứa các thành phần bảo vệ da khỏi tác hại của tia UV, bao gồm các thành phần vật lý và hóa học. Thành phần vật lý là các thành phần tạo ra một lớp màng bảo vệ trên da, bao gồm các loại khoáng chất như oxit kẽm và titan. Thành phần hóa học là các chất hấp thụ và phản ứng với tia UV, giúp bảo vệ da khỏi tác hại của chúng, bao gồm các loại avobenzone, oxybenzone và octinoxate.

Tẩy tế bào chết 

Muốn các thành phần chống lão hoá được hấp thụ tốt nhất, bước loại bỏ tế bào chết cho da đóng vai trò then chốt. Để loại bỏ tế bào chết, có thể sử dụng các sản phẩm chứa các thành phần tẩy tế bào chết nhẹ nhàng, chẳng hạn như AHA (alpha-hydroxy acids) hoặc BHA (beta-hydroxy acids). AHA thường được chiết xuất từ các loại trái cây như chanh, dứa, nho và táo, trong khi BHA được chiết xuất từ cây liễu. Các thành phần này giúp làm mềm và làm sạch tế bào chết trên bề mặt da, giúp da trông sáng hơn và trẻ trung hơn.

Tẩy da chết thường xuyên giúp da trở nên mịn màng hơn

AHA là các axit hoạt động trong phạm vi bề mặt da và tác động lên lớp biểu bì, giúp làm mềm và làm sạch các tế bào chết trên bề mặt da. Các loại AHA phổ biến nhất là glycolic acid và lactic acid, được chiết xuất từ các loại trái cây như chanh, dứa, nho và táo. AHA giúp giảm độ sần sùi, giúp da trông sáng hơn và tăng độ đàn hồi của da.
 

Mong rằng những kiến thức này sẽ giúp bạn có thể lựa chọn và tìm được các sản phẩm chống lão hóa phù hợp nhất với mình. Nếu bạn cần thêm bất kỳ thông tin gì, đừng ngại ngần liên hệ với fanpage Candid hoặc hotline 098 482 06 14

Tư vấn chuyên môn: Bác sĩ CK1 Đào Hải Yến 

Sản phẩm vừa thêm:
cart item add

Thanh toán

Đến trang giỏ hàng để điền thông tin xuất hoá đơn
icon icon