HƯỚNG DẪN QUY TRÌNH SKINCARE CHO LÀN DA BỊ KÍCH ỨNG
Làm thế nào để xây dựng quy trinh skincare cho làn da bị kích ứng? Có điều gì mà bạn cần phải chú ý hay không?
Da nhạy cảm và bị kích ứng là vấn đề thường gặp phải trong quá trình chăm sóc da. Để phục hồi làn da bị kích ứng một cách nhanh chóng là điều không hề đơn giản. Hãy cùng Candid tìm hiểu quy trình skincare đúng chuẩn cho làn da bị kích ứng nhé.
Nguyên nhân khiến da bị kích ứng
Kích ứng da là tình trạng làn da gặp một số phản ứng như ngứa, châm chích, đỏ rát, nổi mụn… do tiếp xúc với các thành phần trong mỹ phẩm hoặc do một số yếu tố bên ngoài. Một số nguyên nhân phổ biến gây nên tình trạng kích ứng da bao gồm:
1. Di truyền
Theo các nghiên cứu da liễu, bạn hoàn toàn có thể bị kích ứng da do yếu tố di truyền. Nếu bố mẹ có cơ địa da nhạy cảm thì con cái cũng sẽ có thể gặp tình trạng tương tự, thậm chí tỉ lệ trẻ em bị dị ứng do di truyền từ cha mẹ có thể lên tới 85%.
2. Thời tiết
Thay đổi thời tiết đột ngột là một trong những nguyên nhân gây kích ứng da như thay đổi độ ẩm, nhiệt độ hoặc tác động từ ánh nắng mặt trời. Kích ứng da do thời tiết thường có các biểu hiện như ngứa, châm chích, nổi mẩn đỏ, nổi mụn trên da.
3. Tiếp xúc với các yếu tố ô nhiễm môi trường
Hàng ngày, làn da phải tiếp xúc với các yếu tố như khói bụi, vi khuẩn, ánh nắng mặt trời từ môi trường bị ô nhiễm khiến hàng rào bảo vệ da bị tổn thương, vì vậy cũng rất dễ gây nên tình trạng kích ứng da.
Có rất nhiều nguyên nhân khiến làn da bị nhạy cảm, kích ứng
4. Sử dụng mỹ phẩm không phù hợp
Các sản phẩm chăm sóc da có thể chứa một số thành phần gây hại cho da như cồn, paraben hoặc các chất tẩy rửa mạnh có thể khiến làn da gặp tình trạng kích ứng tạm thời như đỏ rát da, nổi mụn nước…. Thậm chí nếu thường xuyên tiếp xúc với các hoạt chất này lâu dài sẽ làm cho hàng rào bảo vệ da yếu đi khiến da trở nên nhạy cảm hơn.
5. Stress
Căng thẳng kéo dài có thể tạo ra cortisol dẫn tới trạng thái lo âu, mất ngủ thường xuyên khiến hormone bên trong cơ thể bị rối loạn và ảnh hưởng đến hệ miễn dịch của cơ thể và làm suy yếu chức năng của hàng rào bảo vệ da. Khi đó, làn da sẽ dễ bị kích ứng khi tiếp xúc với các yếu tố môi trường, đồng thời có thể khiến tình trạng kích ứng da trầm trọng hơn.
6. Rối loạn nội tiết tố
Nội tiết tố đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe làn da. Khi cơ thể bị rối loạn nội tiết cũng sẽ ảnh hưởng đến làn da, gây nên tình trạng nổi mụn, sạm da và khiến da trở nên nhạy cảm hơn. Vì vậy, phụ nữ trong thời gian dậy thì, mang thai, sau khi sinh hoặc trong thời kì tiền kinh nguyệt thường dễ bị kích ứng da hơn hẳn.
7. Chế độ sinh hoạt không lành mạnh
Chế độ nghỉ ngơi, ăn uống hàng ngày có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và làn da. Theo các chuyên gia da liễu, một chế độ sinh hoạt không lành mạnh, ăn nhiều thức ăn dầu mỡ, đồ ngọt và uống không đủ nước rất dễ gây nên tình trạng nổi mụn trên da, làm da tiết nhiều dầu hơn và trở nên nhạy cảm.
Dấu hiện nhận biết tình trạng kích ứng da
1. Ngứa và châm chích da
Một trong những biểu hiện rõ rệt nhất của tình trạng kích ứng da là cảm giác ngứa và châm chích trên da gây cảm giác khó chịu. Thông thường tình trạng này sẽ xuất hiện đầu tiên khi làn da bị kích ứng và kéo dài trong khoảng 1-3 ngày, có thể đi kèm tình trạng nổi mụn, nổi những nốt mẩn đỏ và ngứa trên da (mề đay)....
2. Sưng và phát ban trên da
Một số tình trạng kích ứng da nặng có thể biểu hiện bằng việc nổi các nốt sưng tấy và phát ban đỏ trên da. Tình trạng này khá nghiêm trọng, thường kèm theo nóng rát da và nên thăm khám bác sĩ da liễu để tránh gây ảnh hưởng tiêu cực đến làn da.
3. Nổi mụn trên da
Mụn ẩn, mụn nước, mụn bọc, mụn đầu trắng…. là những loại mụn phổ biến thường xuất hiện trên bề mặt da khi da bị kích ứng. Tình trạng nổi mụn thường xảy ra ở khu vực hai bên má, trán hoặc cằm, có thể do lỗ chân lông bị tắc nghẽn khi sử dụng các sản phẩm mỹ phẩm không phù hợp với tình trạng da.
Mụn là một trong những biểu hiện của da bị kích ứng
4. Da khô, bong tróc
Da khô và dễ bong tróc là một trong những biểu hiện thường thấy ở làn da nhạy cảm. Da nhạy cảm thường có độ ẩm thấp do hàng rào bảo vệ da đang bị suy yếu nên da thường bị bong tróc, đỏ rát khi tiếp xúc với các yếu tố môi trường hoặc các thành phần mỹ phẩm không phù hợp với da. Thông thường, tình trạng da khô, bong tróc sẽ giảm ngay khi làn da được loại bỏ các tác nhân gây kích ứng da và được làm dịu da bằng các thành phần dưỡng ẩm lành tính.
5. Teo da
Teo da là hiện tượng ít gặp ở những làn da bị kích ứng nhẹ nhưng lại thường gặp ở những làn da bị kích ứng do tiếp xúc quá lâu với ánh nắng mặt trời hoặc do dùng corticoid trong thời gian dài. Teo da thường biểu hiện bằng tình trạng da mỏng, lộ mao mạch, da quá khô, dễ bị nhăn và nổi mụn trứng cá.
Hướng dẫn quy trình skincare cho làn da bị kích ứng
Để làn da đang bị kích ứng có thể phục hồi nhanh chóng sẽ cần nhiều thời gian và phải cẩn trọng trong từng bước chăm sóc da hàng ngày. Da kích ứng rất nhạy cảm nên nếu bạn sử dụng quá nhiều sản phẩm chăm sóc da sẽ khiến da bị “quá tải” và tình trạng kích ứng trở nên tệ hơn. Dưới đây là quy trình chăm sóc da cơ bản phù hợp với làn da bị kích ứng.
Bước 1: Tẩy trang và sữa rửa mặt
Nhiều người cho rằng làm sạch da với sản phẩm tẩy trang và sữa rửa mặt có thể khiến tình trạng da kích ứng trở nên nghiêm trọng hơn. Tuy nhiên, đây lại là một trong những bước quan trọng nhất để có một làn da sạch sẽ và khỏe mạnh, đồng thời cũng giúp các sản phẩm dưỡng ẩm, phục hồi da phát huy tác dụng.
Đối với làn da đang bị kích ứng, bạn nên ưu tiên sử dụng sản phẩm dịu nhẹ, không chứa các chất tẩy rửa mạnh và chỉ sử dụng tay để massage trong quá trình làm sạch để tránh gây tổn thương bề mặt da.
Bước 2: Toner
Sau khi rửa mặt, da thường có cảm giác khô căng khá khó chịu. Sử dụng toner lúc này sẽ giúp cân bằng độ pH của làn da, nâng cao hiệu quả trên da và giúp bổ sung độ ẩm kịp thời cho da để các dưỡng chất thẩm thấu tốt hơn.
Chu trình skincare cho da bị kích ứng sẽ khác so với thông thường
Bước 3: Serum
Nếu đang gặp tình trạng kích ứng da, bạn nên ưu tiên sử dụng các loại serum chứa hoạt chất có khả năng dưỡng ẩm và phục hồi da như Ceramide, vitamin B5, Hyaluronic Acid, Peptide… Những thành phần này thường được các chuyên gia da liễu khuyên nên sử dụng cho làn da bị kích ứng nhờ khả năng làm dịu da, cấp ẩm vượt trội và củng cố chức năng của hàng rào bảo vệ da, từ đó sẽ cải thiện tình trạng kích ứng da nhanh chóng.
Bước 4: Dưỡng ẩm
Kem dưỡng ẩm đóng vai trò như một bước “khóa” lại toàn bộ các dưỡng chất được thoa lên da và duy trì một làn da căng bóng, mịn màng. Để da kích ứng được phục hồi nhanh hơn, bạn nên sử dụng kem dưỡng ẩm có chứa các hoạt chất lành tính như Peptide, Niacinamide, Vitamin B5, Ceramide…. cùng kết cấu mỏng nhẹ sẽ giúp làm giảm biểu hiện kích ứng da và không gây bít tắc lỗ chân lông.
Bước 5: Kem chống nắng có SPF30 trở lên (ban ngày)
Kem chống nắng là bước bảo vệ da cần thiết trong quá trình chăm sóc da đang bị kích ứng. Các tia UVA, UVB trong ánh nắng mặt trời có thể gây hại trực tiếp đến làn da, khiến da thâm sạm và làm cho tình trạng kích ứng da trở nên nghiêm trọng hơn. Để sử dụng kem chống nắng an toàn cho làn da kích ứng, bạn nên lựa chọn những sản phẩm kem chống nắng có kết cấu mỏng nhẹ, không chứa cồn, hương liệu… gây hại cho da và có SPF 30 trở lên để bảo vệ da toàn diện.
Một số lưu ý khi chăm sóc làn da bị kích ứng
1. Ngưng sử dụng treatment
Các hoạt chất đặc trị như AHA/BHA/Retinol mang lại hiệu quả rõ rệt giúp cải thiện các vấn đề trên da, chống lão hóa và duy trì làn da căng bóng, mịn màng. Tuy nhiên, các hoạt chất này có nồng độ cao sẽ rất dễ gây ra các biểu hiện như đỏ rát, khô da… khi mới sử dụng. Vì vậy bạn nên tạm thời ngừng sử dụng các sản phẩm có chứa AHA/BHA/Retinol cho đến khi da phục hồi bình thường để tránh làm tình trạng kích ứng da càng thêm nghiêm trọng. Sau khi da đã bình thường trở lại, bạn có thể sử dụng treatment từ nồng độ thấp đến cao dần để da làm quen với hoạt chất.
Hãy ngưng sử dụng treatment khi da bị kích ứng
2. Test sản phẩm trước khi sử dụng
Đối với làn da bị kích ứng, test sản phẩm trước khi sử dụng là một bước cần thiết để đảm bảo an toàn cho làn da. Với những sản phẩm mới, bạn nên thoa lên vùng da nhỏ ở dưới hàm và theo dõi phản ứng của da trong khoảng thời gian từ 1-3 ngày. Nếu da không có phản ứng khó chịu như châm chích, đỏ rát, nổi mụn… thì có thể yên tâm sử dụng cho toàn mặt. Phương pháp test sản phẩm này cũng thường được áp dụng khi sử dụng các loại treatment lần đầu để đảm bảo an toàn cho da.
Bài viết trên đây đã hướng dẫn cho bạn về quy trình chăm sóc da bị kích ứng hiệu quả, an toàn. Nếu có bất kì thắc mắc nào cần giải đáp, hãy liên hệ ngay fanpage Candid để được hỗ trợ nhanh nhất.
Nguồn: Image Skincare, Bioderma