HIỂU ĐÚNG CƠ CHẾ TĂNG SẮC TỐ VÀ CÁCH KHẮC PHỤC TĂNG SẮC TỐ DA

HIỂU ĐÚNG CƠ CHẾ TĂNG SẮC TỐ VÀ CÁCH KHẮC PHỤC TĂNG SẮC TỐ DA

Tại sao da người lại bị tăng sắc tố? Nám có phải tăng sắc tố không và làm thế nào để xử lí?

Làn da sạm nám loang lổ có thể khiến chị em già đi cả chục tuổi và tự ti về khuôn mặt của mình. Một khi làn da đã bị tăng sắc tố nặng, thậm chí là nám chân sâu, thì sẽ vô cùng tốn chi phí và thời gian công sức để làn da trở lại ban đầu. Vậy làm sao để có thể ngăn ngừa sạm nám và tăng sắc tố da? Hãy cùng Candid tìm hiểu qua bài viết dưới đây. 

Cơ chế hình thành sắc tố da

Melanin là yếu tố chính quyết định của da, tóc và màu mắt của chúng ta. Chúng được sản xuất trong các melanosome theo một quá trình phức tạp được gọi là quá trình hình thành hắc tố. Tế bào hắc tố tương tác với các hệ thống nội tiết, miễn dịch, viêm và thần kinh trung ương, và hoạt động của chúng cũng được điều chỉnh bởi các yếu tố bên ngoài như bức xạ tia cực tím và thuốc.

Bên cạnh việc xác định đặc điểm kiểu hình của con người, Melanin có khả năng hấp thụ bức xạ cực tím, từ đó giúp bảo vệ cơ thể trước tác động của ánh sáng mặt trời. Nếu không có hoặc rối loạn melanin, bạn sẽ có nguy cơ mắc bệnh bạch biến, bạch tạng và thậm chí là ung thư da rất cao.

nam-tan-nhang-co-xoa-duoc-khong-1

Cơ chế hình thành tăng sắc tố da

Có hai loại melanin là Eumelanin và Pheomelanin. 

Eumelanin là polyme không hòa tan màu nâu đen hoặc sẫm, xuất hiện chủ yếu ở những người có da và tóc sẫm màu và hiệu quả hơn trong việc bảo vệ trước tác động của ánh sáng. Loại Melanin này thường thấy ở làn da và màu tóc người châu Á.

Pheomelanin là polyme hòa tan màu vàng đỏ được hình thành do sự liên hợp của cysteine hoặc glutathione, chủ yếu được tìm thấy ở những người có tóc và da sáng màu, dễ bị ung thư da hơn. Loại Melanin này thường thấy ở làn da và màu tóc người châu Âu.

Bài viết này sẽ tập trung vào phân tích về tăng sắc tố trên làn da châu Á. Bởi vì Melanin có khả năng bảo vệ làn da của con người trước tác động của ánh sáng mặt trời, khi tiếp xúc với tia UV, cơ thể sẽ kích hoạt sản xuất thêm Melanin như một cách để bảo vệ làn da khỏi bị hư hại. Nếu lượng melanin sản sinh ra nhiều sẽ khiến da trở nên rám nắng và nếu bạn tiếp tục ra nắng mà không có biện pháp bảo vệ, da sẽ xuất hiện các vết nám, đồi mồi.

nam-tan-nhang-co-xoa-duoc-khong-2

Tia nắng mặt trời là nguyên nhân chủ yếu gây tăng sắc tố

Các vấn đề tăng sắc tố thường gặp

Tàn nhang

Tàn nhang (Ephelides) có tính di truyền, thường xuất hiện từ khi bạn 2-3 tuổi sau khi đi nắng và có thể có màu đỏ, nâu đậm hoặc nâu nhạt. Những vết tàn nhang này thường xuất hiện ở vùng mặt, cánh tay, ngực và cổ, có thể mờ đi vào mùa đông và biến mất khi bạn già đi. Chúng có thể có kích thước 1mm hoặc lớn hơn và không có đường viền rõ ràng. 

nam-tan-nhang-co-xoa-duoc-khong-3

Tàn nhang có tính di truyền

Đồi mồi

Đồi mồi (Solar lentigines) thường xuất hiện khi bạn già đi, tầm 50 tuổi đổ về sau. Chúng sẽ xuất hiện ở bất cứ chỗ nào trên cơ thể bạn mà có tiếp xúc với ánh nắng. Khác với tàn nhang, những vết đồi mồi này không có tính di truyền, chúng xuất hiện đơn thuần vì da bạn đã lão hóa và tiếp xúc trực tiếp với tia UV làm tăng sắc tố da. Những nốt đồi mồi này thường có màu từ vàng nhạt đến nâu đậm và có đường viền rõ ràng.

nam-tan-nhang-co-xoa-duoc-khong-4

Đồi mồi thường xuất hiện ở người trên 50 tuổi

Nám da

Nám da có thể xuất hiện vì rất nhiều lý do, hai lý do phổ biến nhất chính là rối loạn nội tiết  - thường xảy ra ở phụ nữ có thai, và do ánh nắng mặt trời. Khi ánh nắng mặt trời tiếp xúc trực tiếp với da sẽ dẫn đến sản sinh bất thường một lượng melanin khiến những đốm nám hình thành và ngày càng lan rộng. Bên cạnh đó, tia UV trong ánh nắng mặt trời còn phá hủy tế bào, làm vỡ cấu trúc dưới da gây ra hiện tượng da khô, lão hóa thậm chí là ung thư da. 

Ngoài rối loạn nội tiết ở phụ nữ có thai, ở các giai đoạn như tuổi dậy thì, tiền mãn kinh hay sử dụng thuốc tránh thai cũng là những nguyên nhân gây nám da.Thông thường, nám da do nội tiết có thể dễ khắc phục hơn, bởi khi cơ thể ổn định nội tiết tố thì vết nám sẽ tự mất đi.

Có thể chia nám da theo cấp độ: nám nông, nám sâunám hỗn hợp.

Nám nông: hình thành do các tế bào melanocyte đưa sắc tố melanin vào trong lớp tế bào sừng. Loại nám này có màu nâu nhạt, chân nông, nằm ở thượng bì hoặc lớp da ngoài cùng, thường tập trung thành từng mảng nhỏ, xuất hiện chủ yếu ở trán, gò má, mũi và cằm, với đường viền rõ rệt dễ phân biệt với vùng da xung quanh.

Nám sâu: có màu nâu nhạt đến đen sẫm, đường viền mờ. Chân nám nằm sâu dưới da do tế bào melanocyte đẩy sắc tố melanin từ trung bì vào sâu bên trong. Loại nám này xuất hiện theo từng đốm, chấm tròn nhỏ tương tự như vết thâm sau mụn. Nám đốm thường gặp ở phụ nữ trên 30 tuổi, người trong thời kỳ tiền mãn kinh.

Nám hỗn hợp: là loại phổ biến nhất, bao gồm nám nông và nám sâu, xuất hiện rải rác chủ yếu ở trán, 2 bên gò má, mũi, vùng da quanh mắt. Nám hỗn hợp có chân nằm sâu, màu sắc và kích thước không đồng đều. Đây là loại nám khó điều trị nhất.

nam-tan-nhang-co-xoa-duoc-khong-5

Nám da thường do tia UV gây ra

Một số cách khắc phục vấn đề tăng sắc tố

Bôi kem chống nắng đầy đủ

Như đã đề cập ở trên, tia UV là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các vấn đề tăng sắc tố da. Bôi thoa kem chống nắng và che chắn bằng các loại vải chống tia UV là cách hiệu quả để ngăn làn da chịu tổn thương do ánh nắng mặt trời.

Sử dụng các loại gel, kem dưỡng sáng da

Những loại kem dưỡng, gel bôi dưỡng ẩm có chứa lô hội, cam thảo, Niacinamide hoặc Glutathione là phương pháp điều trị không kê đơn với các thành phần chọn lọc để giúp giảm sắc tố da. Biện pháp này sẽ hiệu quả đối với các tăng sắc tố lớp nông của da. Tuy nhiên, chúng có thể sẽ mất nhiều thời gian hơn để có hiệu quả so với các phương pháp điều trị chuyên nghiệp.

Sử dụng Retinol

Retinol là hoạt chất có khả năng tái tạo da và làm đều màu da hiệu quả. Sử dụng hoạt chất này có thể làm mờ vết thâm nám nhẹ, tức là mảng tăng sắc tố chỉ nằm ở tầng thượng bì chứ không có tác dụng nhiều đối với nám sâu hơn.

Retinol sẽ hoạt động như một chất giao tiếp tế bào, đi sâu vào lớp da bên trong và phát huy công dụng của nó. Hoạt chất sẽ tăng tốc quá trình sừng hóa và tái tạo tế bào da mới, đồng thời bóc tách các tế bào da cũ đã chết theo cơ chế tự nhiên. Những mảng tăng sắc tố nằm ở tầng thượng bì sẽ dần dần bị đẩy lên trên và bị loại bỏ, trả lại nền da sáng khỏe đều màu.

Retinol có khả năng kích thích quá trình tăng sinh collagen, khiến làn da khôi phục độ đàn hồi và làm da săn chắc hơn. Hoạt chất cũng có thể kích thích sản sinh ra GAGS - chất giữ nước của trung bì, giúp da trong và căng bóng hơn.

Các biện pháp can thiệp laser

Có hai loại laser: xâm lấn và không xâm lấn. Laser xâm lấn là phương pháp tác động mạnh có tác dụng đến việc loại bỏ các lớp da. Còn với laser không xâm lấn sẽ nhắm mục tiêu vào lớp bì để thúc đẩy tăng trưởng collagen và làm săn chắc da.

Tuy nhiên, vì can thiệp laser có thể gây tăng sắc tố thêm đối với một số người nên bạn nên có tư vấn từ bác sĩ trước khi sử dụng biện pháp laser.

Bài viết này đã chia sẻ cho bạn thông tin về cơ chế tăng sắc tố da và các giải pháp khắc phục, nếu có thêm thắc mắc gì, vui lòng inbox cho Fanpage Candid để được hỗ trợ sớm nhất.
Sản phẩm vừa thêm:
cart item add

Thanh toán

Đến trang giỏ hàng để điền thông tin xuất hoá đơn
icon icon