MẤT BAO LÂU ĐỂ SỬ DỤNG RETINOL SAU XÂM LẤN DA?
Sau khi xâm lấn da, mất bao lâu bạn có thể dụng lại các hoạt chất, ví dụ điển hình là Retinol?
Chăm sóc da bằng những sản phẩm skincare như kem dưỡng, hoạt chất là một cách để duy trì làn da đẹp và mạnh khỏe, tuy nhiên đối với những tổn thương nặng sâu dưới da như sẹo rỗ, nám chân sâu, nám nặng,... thì cần phải can thiệp xâm lấn da ở cơ sở y tế uy tín. Thêm vào đó, xâm lấn da có tác dụng nhanh và mạnh hơn trong việc làm đẹp da hơn nhiều so với phương pháp bôi thoa. Bài viết này sẽ cung cấp kiến thức về các biện pháp xâm lấn da và cách sử dụng Retinol sau xâm lấn da an toàn.
Các phương pháp xâm lấn da phổ biến
Lăn Kim
Đối với lăn kim vi điểm (Dermaroller), mục đích của phương pháp xâm lấn này là giải phóng các yếu tố tăng trưởng nhằm kích thích sản sinh ra các sợi đàn hồi mới ở lớp bì nông. Các bác sĩ hoặc chuyên gia da liễu sẽ sử dụng các con lăn có gắn đầu kim siêu nhỏ từ 0.5mm - 2.5mm lăn liên tục trên bề mặt da nhằm gây ra nhiều tổn thương nhỏ khi đầu kim đâm xuyên qua đến lớp bì.
Phương pháp lăn kim có tác dụng cải thiện độ đàn hồi da
Một kiểu lăn kim khác là lăn kim RF (hay còn gọi là lăn kim siêu vi điểm), giúp tạo ra những vùng tổn thương nhiệt mà không gây tổn thương lớp bì. Độ sâu của kim có thể được điều chỉnh từ 0.5 đến 3.5 mm dựa vào độ sâu của thương tổn. Phương pháp này không gây ra tổn thương ở lớp bì nên quá trình lành da diễn ra nhanh hơn và ít nguy cơ bị tăng sắc tố sau viêm hơn so với lăn kim thông thường, nhưng cũng vì thế mà hiệu quả của liệu pháp này sẽ kém hơn so với lăn kim thông thường.
Bắn Laser
Laser là công nghệ sử dụng bước sóng có năng lượng cao giúp loại bỏ nhiều vùng cực nhỏ trên da. Có 2 loại laser thường được áp dụng trong điều trị sẹo là laser vi điểm xâm lấn và laser vi điểm không xâm lấn. Laser vi điểm xâm lấn sẽ gây nhiệt và bốc hơi từ nhiệt ở những vùng da cực nhỏ trong khi laser vi điểm không xâm lấn tạo thành các cột nhiệt trong da và không bốc hơi.
Biện pháp bắn Laser có thể dùng để trị nám da từ trung bình tới nặng
Có thể giải thích cơ chế của phương pháp này chính là gây ra các tổn thương nhiệt từ lớp thượng bì đến lớp trung bì trên, làn da sẽ tự chữa lành bằng cách đẩy các mảnh hoại tử ra khỏi da cùng với lớp sừng dày trên cùng, từ đó giúp kích thích tăng sinh collagen, giảm nếp nhăn, làm sáng và săn chắc da. Lớp sừng có thể được loại bỏ nhiều hay ít tùy thuộc vào việc cài đặt mức năng lượng.
Peel da (BHA/AHA/TCA)
Peel da là kỹ thuật dùng hoá chất để phá huỷ các lớp tế bào ngoài cùng bị hư hỏng của da, lớp da này sẽ được tái tạo mới từ các tế bào đáy ở thượng bì hoặc trung bì. Phương pháp này thường được sử dụng để điều trị một số tình trạng da nhất định hoặc để cải thiện vẻ ngoài, acid nồng độ cao sẽ làm bong tróc lớp sừng, từ đó giúp thay mới bề mặt và tông màu của da.
Peel da sẽ mang lại hiệu quả cải thiện da rõ rệt đối với những người bị dày sừng da hoặc sử dụng các sản phẩm tái tạo da như Retinol trong thời gian dài mà không thấy kết quả da như mong muốn. Đây là một trong những phương pháp hữu hiệu nhất có thể dùng để làm đẹp và trẻ hoá da cùng như điều trị các vấn đề về da như thâm, nám, sẹo rỗ, mụn… Tùy theo tình trạng da gặp phải mà lựa chọn độ sâu của lớp da bị ăn mòn, người ta chia lột da hoá học ra làm ba mức: lột nông (nhẹ), lột vừa (trung bình), lột sâu.
Peel da thì cả tuýp da 1,2,3 và 4 đều có thể sử dụng, tuy nhiên không phải loại peel da nào cũng có thể áp dụng cho làn da châu Á. Đối với phương pháp peel Phenol - lột da sâu bằng phenol, phương pháp này chỉ phù hợp cho làn da tuýp 1, 2 - tức là làn da của người châu Âu, còn đối với tuýp da 3 và 4 ở châu Á cộng thêm thời tiết nắng nóng ở Việt Nam, sử dụng liệu pháp này sẽ khiến da bị tổn thương quá sâu mà lại bị tác động ngoại sinh gây tăng sắc tố. Làn da sau peel sẽ không những không đẹp lên chút nào mà còn bị xấu đi.
Tiêm Mesotherapy
Mesotherapy là một thủ thuật xâm lấn tối thiểu giúp làm căng bóng da và nâng cơ giúp điều trị đa dạng các tổn thương và lão hóa. Tiêm Mesotherapy nghĩa là đưa các thành phần dưỡng chất trực tiếp vào tầng trung bì của da nhằm kích thích khả năng tự làm lành của làn da đồng thời hỗ trợ quá trình tăng sinh tự nhiên của các khối mô biểu bì, mô liên kết, kích thích lưu dẫn tĩnh mạch, tăng cường tuần hoàn trao đổi chất ngay trong da bằng các thành phần thuốc có lợi.
Tiêm meso giúp da căng bóng và nâng cơ mặt
Hỗn hợp Mesotherapy được lựa chọn nghiêm khắc bao gồm thành phần bổ sung nước, giữ ẩm cho da với hàm lượng vitamin cao có tác dụng chống oxy hóa, tăng cường DNA và các yếu tố tăng trưởng giúp tái tạo tế bào (các dưỡng chất cần thiết cho da như Vitamin E,C, Collagen, Elastin, Acid Hyaluronic…). Công nghệ này xâm lấn thuốc vào da ở độ sâu vừa phải, không gây tổn thương trên da, hạn chế tối đa xâm lấn đến các mô lân cận và đặc biệt là không gây đau đớn, không sưng bầm và không để lại sẹo sau thẩm mỹ.
Platelet Rich Plasma - PRP
Liệu pháp PRP được tin tưởng sử dụng rộng rãi trong các chuyên khoa da liễu vì đem lại hiệu quả điều trị sẹo và làm đầy thể tích da trong khi gây ra rất ít biến chứng hoặc tác dụng phụ.
PRP (huyết tương giàu tiểu cầu) là phần huyết tương cô đặc chứa tiểu cầu và đầy đủ các yếu tố tăng trưởng, chemokines, và các cytokines được tách ra từ máu của chính người sử dụng can thiệp PRP bằng phương pháp quay ly tâm.
Các tế bào tiểu cầu trong PRP sản xuất rất nhiều yếu tố tăng trưởng khác nhau như yếu tố tăng trưởng thượng bì (EGF), yếu tố tăng trưởng nguyên bào sợi cơ bản (FGF), yếu tố tăng trưởng nội mô mạch máu (VEGF), yếu tố tăng trưởng chuyển dạng (TGF), yếu tố tăng trưởng nguồn gốc tiểu cầu (PDGF). PRP có thể được thoa lên da khi kết hợp với các thủ thuật xâm lấn khác như laser, lăn kim hay bóc tách sẹo, hoặc có thể tiêm trực tiếp dưới da.
Mài Da (Dermabrasion) và Vi Mài Da (Microdermabrasion)
Phương pháp mài da (Dermabrasion) và mài da vi điểm (Microdermabrasion) là các kỹ thuật tái tạo bề mặt da bằng cách sử dụng một dụng cụ mài cầm tay để loại bỏ các lớp của thượng bì. Quá trình lột da vật lý này sẽ gây tổn thương da, sau đó sẽ khởi phát các giai đoạn của quá trình lành vết thương. Quá trình mài sẹo lõm và gây viêm có thể kích thích tái tạo thượng bì, tạo mô xơ, và tái tổ chức collagen, từ đó cải thiện bề mặt sẹo. Cả hai kỹ thuật đều đặc biệt hiệu quả trong việc điều trị sẹo và tạo ra những cải thiện đáng kể về mặt lâm sàng cho vẻ ngoài của da.
Các kiểu tổn thương sau can thiệp xâm lấn da
Can thiệp xâm lấn da có thể để lại tổn thương trên da vì bản chất của nó là “xâm lấn”. Dưới đây là một số các tình trạng tổn thương da thường gặp hậu can thiệp xâm lấn:
Mảng da đỏ ửng, có dấu hiệu đau rát
Viêm hoặc nhiễm trùng vết thương
Tăng sắc tố vùng da can thiệp xâm lấn
Sẹo sau xâm lấn (có thể là sẹo lồi hoặc sẹo lõm tùy vào tình trạng tổn thương da)
8 lưu ý chăm sóc da tổn thương sau xâm lấn
Sau xâm lấn da, nếu bạn áp dụng một chu trình skincare quá nhiều bước sẽ khiến làn da bạn bị quá tải. Lúc này, hàng rào bảo vệ da đã bị tổn thương khá nặng, sự mất nước qua biểu bì tương đối lớn, đồng thời còn xuất hiện thêm quá trình viêm có mủ nhưng vô khuẩn (nếu dùng phương pháp peel da hoặc xâm lấn đến trung bì). Chính vì vậy, điều đầu tiên cần chú ý là đơn giản hóa chu trình chăm sóc da. Dưới đây là 8 lưu ý để bạn chăm da an toàn hậu xâm lấn theo các khoảng thời gian.
Trong 1-2 tuần đầu:
Làm sạch bề mặt da nhẹ nhàng trong 2 đến 3 ngày sau xâm lấn bằng sữa rửa mặt dịu nhẹ, nước muối sinh lý và cồn sát khuẩn Povidine.
Sau 2-3 ngày, sử dụng các loại kem dưỡng ẩm phục hồi có chứa Ceramide để đẩy nhanh quá trình phục hồi da và ngăn sự mất nước qua biểu bì da.
Sử dụng xịt khoáng duy trì độ ẩm cho da suốt cả ngày.
Bôi kem chống nắng có SPF 30++ để bảo vệ làn da dưới tác động của môi trường.
Sau 1-2 tuần khi lớp mài đã bong:
Phục hồi hàng rào bảo vệ da với Peptide / Ceramide
Hạn chế sẹo thâm bằng các hoạt chất tăng sinh collagen như Retinol, AHA,...
Tuỳ vào độ nông ,sâu của thủ thuật xâm lấn thì sau 7-14 ngày có thể bắt đầu lại với Retinol
Lăn kim/laser điều trị sẹo/Peel trung bình/sâu (nhóm AHA nồng độ >30%;BHA,TCA...) sau 14 ngày sau khi da bong mày và tái tạo lớp da khỏe mạnh, có thể sử dụng lại Retinol. Tuy nhiên, nên bắt đầu với nồng độ 0.5%, tần suất có 1 lần/tuần và tăng dần tuỳ vào tình trạng da và có thể tham khảo thêm ý kiến Bác sĩ da liễu.
Lăn kim/laser trẻ hoá da/Peel nông bằng các nhóm AHA nồng độ 10-30%, mức độ xâm lấn ít hơn, có thể sử dụng lại Retinol sau 7-10 ngày sau khi da đã bong mài hoàn toàn và cũng bắt đầu với nồng độ 0.5%, tần suất có 1-2 lần/tuần và tăng dần tuỳ vào tình trạng da.
Sản phẩm đề xuất:
HOẠT CHẤT CHỐNG LÃO HÓA RETINOL TREATMENT 30ML
Retinol Candid được điều chế theo công nghệ bọc vi nang mới nhất trên thị trường hiện nay. Nhờ vậy, các phân tử Retinol có thể thẩm thấu sâu vào da gấp 2.2 lần, giảm tình trạng kích ứng và giúp người dùng đạt kết quả tốt nhất. Đó chính là ưu điểm của Retinol Candid so với các sản phẩm Retinol tinh khiết trên thị trường.
Bên cạnh đó, Retinol Candid còn có bảng thành phần khá lý tưởng, bao gồm 2% Niacinamide, Vitamin B5, Vitamin B9, Vitamin E, chiết xuất rau má, cam thảo…, có tác dụng giúp tăng cường sức khỏe làn da, làm dịu da, kháng viêm, chống oxy hóa và làm đều màu da.
Retinol Candid hiện có 02 dòng sản phẩm, đó là Retinol Candid 0.5% và Retinol Candid 1%. Trong đó, Retinol Candid 0.5 sẽ phù hợp với những người có làn da nhạy cảm và người mới sử dụng Retinol. Còn Retinol Candid 1.0 sẽ là lựa chọn hợp lý với những làn da đã quen sử dụng treatment.
Cấp ẩm và làm mềm da bằng các hoạt chất như Panthenol, Kinetin,...
Sử dụng Vitamin C để làm sáng, phục hồi và đều màu da.
Bài viết này đã cho biết các phương pháp xâm lấn da và cách chăm sóc da cũng như sử dụng Retinol sau xâm lấn da. Nếu có thêm thắc mắc cần giải đáp, nhắn tin ngay cho Fanpage Candid để được tư vấn trong thời gian sớm nhất.