Lời Khuyên Chuyên Gia
Lời Khuyên Chuyên Gia
Cách khắc phục lớp nền bị mốc

Lớp nền bị mốc là một trong những lỗi trang điểm mà nhiều chị em mắc phải. Vậy làm thế nào để khắc phục tình trạng này? 

Tại sao người khác trang điểm thì lớp nền luôn mỏng nhẹ nhưng bạn trang điểm thì lớp nên lại bị mốc nặng nề. Có rất nhiều nguyên nhân khiến lớp nền bị mốc. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho bạn nguyên nhân và đưa ra cách khắc phục lớp nền bị mốc

 

Nguyên nhân khiến lớp nền makeup bị mốc

Lớp nền bị mốc (nền cakey) là hiện tượng phổ biến trong trang điểm, xảy ra khi lớp nền bị bong, sần sùi khiến làn da trông kém mịn màng và lỗ chân lông trông hiện rõ đến mức có thể thấy bằng mắt thường. Lớp nền bị mốc thường rất nhanh trôi và có thể tạo thành các vùng da loang lổ khiến da trông không đều màu và khá mất thẩm mỹ.

Có nhiều nguyên nhân khiến lớp nền trang điểm bị mốc. Một số nguyên nhân điển hình có thể kể đến như sau:

  • Da không được cấp ẩm đầy đủ trước khi trang điểm khiến lớp nền bị khô và dễ bị mốc ở những khu vực như cánh mũi, quanh miệng, bọng mắt…

  • Da chưa được làm sạch kĩ càng, vẫn còn tế bào chết, bụi bẩn đọng lại trên bề mặt da khiến da dễ nổi mụn và hiện rõ lỗ chân lông.

  • Da tiết quá nhiều dầu khiến lớp nền bị vón cục và không tiệp vào da

  • Sử dụng sai loại kem nền với tình trạng da khiến da trở nên quá khô hoặc quá dầu, từ đó lớp nền cũng dễ bị mốc hoặc bị loang lổ.

  • Kem nền bị đọng lại ở một số vùng da do tán nền không đều tay hoặc sử dụng quá nhiều sản phẩm skincare và makeup cũng có thể khiến lớp nền trông quá dày và dễ bị mốc.

  • Sử dụng cọ hoặc mút trang điểm không phù hợp, không được làm sạch cẩn thận dẫn đến lớp nền trông thiếu thẩm mỹ

Cách khắc phục tình trạng mốc nền

Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho lớp nền bị mốc

Những cách giúp khắc phục lỗi lớp nền bị mốc

Nhiều chị em thường “chữa cháy” tình trạng mốc nền trang điểm bằng việc phủ phấn hoặc dặm thêm kem nền vào những vùng da như khóe mũi, khóe miệng…. Tuy nhiên, điều này sẽ chỉ khiến lớp trang điểm của bạn dày hơn và trông mất tự nhiên. Lúc này bạn có thể khắc phục tạm thời bằng việc phủi bớt phấn hoặc lau bớt kem nền ở những vùng da bị mốc để làm mỏng lớp trang điểm, sau đó cấp ẩm nhẹ nhàng cho da bằng xịt khoáng hoặc xịt khóa nền để lớp nền tiệp vào da và giữ được lâu.

Tuy nhiên, để khắc phục triệt để tình trạng lớp nền bị mốc, bạn cần lưu ý một số điều ngay từ bước đầu tiên trong quy trình makeup. Cụ thể như sau:

1. Chọn kem nền phù hợp với tình trạng da

Như đã nói ở trên, lựa chọn sai loại kem nền dành cho da cũng là một nguyên nhân gây nên tình trạng lớp nền trang điểm bị mốc. Vì vậy, lựa chọn loại kem nền có kết cấu phù hợp với làn da là điều rất quan trọng để có được lớp nền mịn màng, căng mướt và tự nhiên nhất. 

Nếu sở hữu làn da khô, ngoài việc cấp ẩm đầy đủ cho da, bạn cũng nên lựa chọn kem nền có nhiều chất dưỡng ẩm để giúp làn da trông căng mướt hơn và tránh hiện tượng mốc nền. Còn nếu thuộc tuýp da dầu, bạn nên lựa chọn kem nền có kết cấu mỏng nhẹ, dễ tán để lớp nền tiệp vào da, tránh hiện tượng bóng dầu khiến lớp nền bị trượt trên da.

2. Sử dụng kem lót trước khi trang điểm

Kem lót không phải là sản phẩm bắt buộc phải có khi trang điểm nhưng lại mang đến hiệu quả bất ngờ. Cơ chế hoạt động của kem lót là làm đầy lỗ chân lông và dưỡng ẩm cho da, vì vậy sử dụng kem lót trước khi trang điểm sẽ giúp lớp nền không bị đọng lại ở rãnh nhăn trên da, hạn chế mốc nền, giữ nền lâu trôi và tiệp vào da hơn.

3. Dùng cọ để tán kem nền

Thông thường, mọi người cho rằng dùng bông mút để tán kem nền sẽ có được lớp nền mỏng nhẹ và trông tự nhiên hơn. Tuy nhiên, điều này có thể làm kem nền bị hút vào bông mút dẫn đến tán nền không đều, từ đó kem nền sẽ đọng lại trong lỗ chân lông và khiến lỗ chân lông hiện rõ trên bề mặt da. Các chuyên gia trang điểm khuyên bạn nên sử dụng cọ trang điểm chuyên dụng để tán nền vừa tiết kiệm kem nền lại vừa tạo lơp nền mỏng nhẹ và che phủ tốt hơn.

Cách khắc phục tình trạng mốc nền

Dùng cọ trang điểm có thểm giảm mốc nền

4. Xịt khóa makeup 

Các sản phẩm xịt khóa makeup được sử dụng sau khi bạn đã hoàn tất lớp trang điểm của mình. Một số loại xịt khóa makeup có chứa các chất dưỡng ẩm giúp các lớp phấn tiệp vào nhau và tránh được hiện tượng mốc nền, ngoài ra còn giúp lớp trang điểm giữ được lâu trên da, có thể lên tới 6-8 tiếng mà không bị xuống tông.

Các bước dưỡng da để khắc phục tình trạng lớp nền bị mốc

Dưỡng da là một trong những bước chủ chốt để có được lớp nền căng mịn và không bị mốc. Dưới đây là một số yếu tố quan trọng giúp bạn duy trì làn da ẩm mượt, khỏe mạnh và có được lớp makeup hoàn hảo.

1. Đắp mặt nạ dưỡng da

Đắp mặt nạ dưỡng da là một cách giúp cấp ẩm cho da rất hiệu quả và nhanh chóng. Các chuyên gia trang điểm khuyến khích chị em nên đắp mặt nạ giấy trước khi makeup khoảng 20-30 phút để bổ sung độ ẩm cho da, giúp lớp nền trang điểm không bị mốc và bám dính vào da tốt hơn. Ngoài ra, duy trì đắp mặt nạ dưỡng da thường xuyên cũng sẽ duy trì độ ẩm cho da và giúp da căng bóng, mịn màng hơn, từ đó lớp nền trang điểm sẽ mịn mướt hơn.

Cách khắc phục tình trạng mốc nền

Đắp mặt nạ sẽ giúp cấp ẩm cho da

2. Tẩy tế bào chết đều đặn

Tế bào chết, bụi bẩn, dầu nhờn… là một trong những nguyên nhân khiến lớp nền trang điểm bị mốc và lỗ chân lông hiện rõ trên bề mặt da. Vì vậy, để có được một lớp nền căng mướt và tự nhiên nhất, bạn nên duy trì việc tẩy tế bào chết cho da hàng tuần sẽ giúp lỗ chân lông thông thoáng và hấp thụ dưỡng chất tốt hơn. 

Theo đó, bạn nên sử dụng phương pháp tẩy tế bào chết hóa học với thành phần acid như AHA/BHA/PHA, vừa giúp loại bỏ da chết hiệu quả lại vừa an toàn cho làn da hơn so với các sản phẩm tẩy da chết vật lý. Các hoạt chất này có khả năng phá vỡ liên kết của các tế bào da để làm bong lớp da chết tích tụ trên bề mặt da, từ đó loại bỏ chúng theo cơ chế tự nhiên. Ngoài ra, các thành phần acid còn có kích thích sản sinh collagen trên da, giúp ngăn ngừa tình trạng lão hóa da và duy trì làn da trắng sáng, căng mịn hơn.

Sản phẩm gợi ý: Gel tẩy tế bào chết hóa học AHA Candid

Gel tẩy tế bào chết AHA&PHA của Candid có bảng thành phần tối ưu bao gồm 0.1% AHA và 3% PHA giúp loại bỏ tế bào chết trên da nhẹ nhàng, hiệu quả và không làm tổn thương các tầng da bên dưới. Ngoài ra, phân tử PHA còn có khả năng hút ẩm tốt, ngăn không cho da bị mất nước sau khi tẩy tế bào chết, đồng thời còn chống oxy hóa hiệu quả nên rất phù hợp với da khô, da nhạy cảm và da lão hóa. 

 

Cách khắc phục tình trạng mốc nền

AHA&PHA Candid phù hợp với da khô

Không chỉ vậy, gel tẩy tế bào chết AHA/PHA Candid còn chứa 3% Niacinamide, vitamin B5 và các chiết xuất tự nhiên lành tính như rau má, cây liên mộc, sung ngọt…. có khả năng dưỡng ẩm, phục hồi da, chống viêm, chống oxy hóa… nên sẽ giúp củng cố hàng rào bảo vệ da và giảm thiểu tình trạng kích ứng da tối đa. 

Sản phẩm gợi ý: Gel tẩy tế bào chết hoá học BHA Candid

Gel tẩy tế bào chết BHA của Candid gồm có 0.4% Salicylic Acid giúp loại bỏ tế bào chết hiệu quả, phù hợp với da dầu mụn hoặc khu vực dầu mụn trên da hỗ hợp. Ngoài ra, gel tẩy tế bào chết BHA của Candid còn có 2% Niacinamide giúp kiểm soát dầu thừa, dưỡng ẩm và củng cố hàng rào bảo vệ da, cùng các chiết xuất thiên nhiên có tác dụng làm dịu da và chống oxy hóa mạnh mẽ. Đặc biệt, sản phẩm có chứa Beta Glucan - một thành phần có khả năng cấp ẩm gấp 20% so với Hyaluronic Acid, giúp làm dịu da và làm lành vết thương. 

Tẩy tế bào chết BHA của Candid là sản phẩm dạng gel nên thẩm thấu vào da rất nhanh và không gây tình trạng bết dính, vì vậy rất phù hợp với da dầu mụn. 

 

Cách khắc phục tình trạng mốc nền

BHA Candid phù hợp với da dầu

Sử dụng Retinol để có được làn da căng mịn

Retinol được biết đến là một dạng dẫn xuất của vitamin A có khả năng chống lão hóa hiệu quả dành cho những chị em từ độ tuổi 25 trở lên. Cơ chế hoạt động của Retinol là đi sâu vào lớp hạ bì da, đóng vai trò như một thành phần giao tiếp tế bào, truyền tín hiệu cho da để kích thích sản sinh collagen ở lớp hạ bì và đẩy nhanh quá trình sản sinh tế bào mới, từ đó làm giảm các nếp nhăn, rãnh cười, thu nhỏ lỗ chân lông và giúp da trở nên mịn màng, khỏe mạnh. Ngoài ra, Retinol còn kích thích sản sinh ra GAGS - một chất giữ nước ở lớp trung bì của da, từ đó giúp da có độ trong và căng bóng rõ rệt. 

Sản phẩm gợi ý: Tinh chất chống lão hóa da Retinol Candid

Tinh chất chống lão hóa Retinol Candid được sản xuất bởi công nghệ bọc vi nang tiên tiến nhất hiện nay. Retinol được bao bọc bên ngoài bởi các phân tử bọc như lipid, silicone không chỉ giúp kích thích sản sinh collagen, chống lão hóa da hiệu quả mà còn mang lại một số ưu điểm vượt trội so với các dạng Retinol khác như sau:

  • Giảm tốc độ phân hủy chậm hơn 9 lần, làm tăng tính ổn định của Retinol

  • Tăng khả năng thẩm thấu vào da gấp 2.2 lần

  • Kiểm soát thời gian phóng thích của Retinol, giảm nguy cơ kích ứng da lên tới 12-23% 

Cách khắc phục tình trạng mốc nền

Retinol Candid phù hợp chồng lão hoá

Bên cạnh đó, tinh chất chống lão hóa da Retinol Candid còn có bảng thành phần tối ưu gồm 2% Niacinamide và các loại vitamin B5, B9, E cùng chiết xuất thiên nhiên từ rau má, cam thảo, nhân sâm…. có khả năng làm dịu da, kháng viêm hiệu quả và giảm thiểu tình trạng kích ứng da tối đa.  

Bài viết trên đây đã giúp bạn giải quyết được tình trạng lớp nền trang điểm bị mốc. Nếu có bất kì thắc mắc nào cần giải đáp, hãy liên hệ ngay fanpage của Candid để được hỗ trợ nhanh nhất nhé. 

Chúng tôi sử dụng cookie nhằm cải thiện chức năng cũng như cung cấp cho bạn trải nghiệm trình duyệt tốt hơn.  Xem thêm