Candid's lifestyle
Candid's lifestyle
Tìm hiểu các chất liệu mặt nạ giấy và cách sử dụng đúng

Các chất liệu mặt nạ giấy đang có trong thị trường là gì? Hướng dẫn cách sử dụng mặt nạ giấy đúng cách. 

Mặt nạ giấy là một trong những sản phẩm làm đẹp cực kỳ phổ biến. Tuy nhiên, có rất nhiều chất liệu mặt nạ khác nhau và một một sản phẩm lại có các cách sử dụng khác nhau. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu các cách sử dụng sản phẩm làm đẹp này. 

 

Có các chất liệu mặt nạ nào? 

Mặt nạ thạch là gì?

Mặt nạ thạch là mặt nạ có kết cấu dạng thạch mềm, nhẹ không hề dính và luôn tạo cảm giác mát lạnh khi đắp trên da. Theo các nghiên cứu, collagen thông thường có kích thước tương đối lớn, không thể thấm qua da, vậy mặt nạ thạch collagen có thực sự hiệu quả? Đáp án là CÓ, vì mặt nạ thạch collagen sử dụng công nghệ collagen thủy phân (Hydrolyzed Collagen) ra đời. Công nghệ thủy phân giúp chiết tách collagen từ da các động vật, đặc biệt từ da cá biển sâu như cá tuyết, cá hồi... thành collagen peptit mang lại hiệu quả nhanh chóng. Loại collagen này có lượng dưỡng chất tập trung cao, rất tinh khiết với phân tử nhỏ bằng 1/60 collagen thông thường nhưng lại có cấu trúc tương đồng với da người nhất, tăng khả năng hấp thu lên gấp 7 lần.

tim-hieu-cac-chat-lieu-mat-na-giay

Ưu điểm của mặt nạ thạch

Mặt nạ thạch có rất nhiều điểm mạnh khác biệt và vượt trội hơn hẳn so với mặt nạ giấy. Chúng thường chứa nhiều các thành phần dưỡng ẩm mạnh mẽ như Hyaluronic Acid, Glycerin, Ceramide,...có thể nâng cao hiệu quả cấp ẩm da và duy trì làn da mọng nước trong thời gian dài. Bệnh cạnh đó, các loại mặt nạ chuyên biệt còn chứa các thành phần hoạt chất chống oxy hóa như vitamin C, Vitamin E, Niacinamide,... giúp củng cố hàng rào lipid bảo vệ da, chống lại các tác nhân gây hại từ môi trường và tăng cường dưỡng chất cho làn da.

Mặt nạ thạch collagen vô cùng thích hợp cho làn da khô và da thiếu nước nhờ khả năng cấp ẩm vượt trội, có thể giúp da khôi phục độ ẩm tự nhiên ngay cả khi ở trong thời tiết khô và lạnh của mùa đông miền bắc.Thêm vào đó, mặt nạ thạch có thiết kế ôm sát da mặt, tinh chất được cô đặc trong lớp thạch sẽ thấm dần vào da chứ không lo bị chảy xuống cổ hay quần áo, bạn cũng không lo mặt nạ sẽ trượt khỏi da mà có thể vận động bình thường.

Nhược điểm của mặt nạ thạch

Bên cạnh những mặt tốt, mặt nạ thạch cũng có những điểm trừ. Do là mặt nạ thạch, các lớp tinh chất không ở dạng lỏng như mặt nạ giấy mà được cô đặc trong lớp thạch, chúng sẽ cần thời gian dài để thẩm thấu đều và hoàn toàn vào da. Vì vậy, mặt nạ thạch nên được sử dụng vào buổi tối, khi thời gian chăm sóc da và thư giãn của bạn có nhiều hơn.

Mặt nạ giấy là gì?

Là loại mặt nạ được làm bằng giấy, sợi bông hoặc vải không dệt, được ngâm trong dung dịch gel trong hay chất lỏng trắng sữa chứa nhiều dưỡng chất tự nhiên có lợi cho da. Mặt nạ giấy thường được dùng để cấp ẩm da, với các chiết xuất làm dịu như rau má, nhân sâm, cam thảo,... và có thể dùng như một dạng cấp ẩm tức thời cho da mọi lúc, mọi nơi.

tim-hieu-cac-chat-lieu-mat-na-giay-1

Các loại chất liệu mặt nạ giấy

Hiện tại có các kiểu chất liệu mặt nạ giấy sau:

- Mặt nạ cotton: được dệt từ nhiều loại sợi siêu nhỏ, mang đến cảm giác mềm mại và thoải mái, chứa thành phần tự nhiên và vitamin giúp giảm thiểu các tình trạng về da và có giá khá bình dân, dễ mua.

- Mặt nạ hydrogel: dày, bám dính vào da tốt, có màu trong suốt và tạo cảm giác mát lạnh khi đắp lên da.

- Mặt nạ bio-cellulose: được làm từ các sợi xơ sinh học – một loại sợi thiên nhiên chứa những lợi khuẩn tốt cho da, có độ bám dính tốt hơn mặt nạ cotton giúp da thẩm thấu dưỡng chất nhanh hơn và giá thành khá cao do quy trình sản xuất phức tạp.

- Mặt nạ bong bóng: cũng được làm từ thành phần than hoạt tính giúp thải độc da nhưng được bổ sung thêm nước có gas và chất tạo bọt.

- Mặt nạ giấy bạc: mặt nạ này được phủ một lớp giấy bạc bên ngoài để các dưỡng chất không bị bay hơi.

- Mặt nạ đan sợi: được làm từ 100% chất liệu cotton dệt kim để da được giữ ẩm và căng mướt, kết cấu khá dày dặn và có kích thước tương đối lớn nên có thể kéo dãn để chăm sóc cho cả vùng da cổ.

- Mặt nạ ampoule: có hai dạng: serum và mặt nạ giấy, bạn thoa tinh chất ampoule lên da, nhẹ nhàng massage, đắp lớp mặt nạ và vỗ nhẹ để dưỡng chất thẩm thấu sâu vào da.

- Mặt nạ than hoạt tính/đất sét:  có công dụng thải độc và đẩy mụn ẩn bên dưới da, kết cấu rất nhẹ và mang đến cảm giác mịn màng, chứa nhiều hạt vi mô giúp làm sạch sâu tận trong lỗ chân lông

Ưu điểm của mặt nạ giấy

Điểm cộng nổi trội nhất của mặt nạ giấy là khả năng thấm nhanh vào da, giúp tái tạo nhanh chóng và giữ ẩm hiệu quả. Mặt nạ giấy tiện lợi ở chỗ nó phù hợp với mọi loại da, đặc biệt là da dầu. Vì không cần đến các công nghệ điều chế phức tạp, mặt nạ giấy có giá thành khá rẻ và dễ tiếp cận với chị em. 

Nhờ đặc tính cấp ẩm và thấm nhanh, bạn hoàn toàn có thể sử dụng mặt nạ giấy như một bước cấp ẩm cho da vào buổi sáng trước khi bôi kem chống nắng hoặc trang điểm. Nó khá phù hợp với những người có lối sống năng động và có ít thời gian chăm sóc da.

Nhược điểm của mặt nạ giấy

Mặt nạ giấy là mặt nạ được ngâm trong dung dịch dưỡng chất, và dưỡng chất này rất dễ bị bay hơi nếu bạn đắp mặt nạ trong môi trường khô hanh hoặc ngồi trước quạt, khi đó, dưỡng chất không kịp thấm vào da đã bay hơi đi mất rồi. Bên cạnh đó, khuôn mặt nạ giấy cắt sẵn có thể không vừa vặn với khuôn mặt, nếu muốn vừa khít sẽ cần cắt, khía vết tách để mặt nạ ôm sát được mặt hơn, gây bất tiện khi sử dụng.

tim-hieu-cac-chat-lieu-mat-na-giay-2

Mặt nạ giấy không ôm sát được hoàn toàn khuôn mặt

Đối với những làn da mụn, các sản phẩm mặt nạ giấy chứa nhiều chất bảo quản hoặc có dịch dưỡng quá đặc sẽ khiến da bị bí tắc gây mụn nhiều hơn. Để tránh trường hợp này, nàng da mụn nên lựa chọn các dòng mặt nạ làm dịu da chiết xuất thiên nhiên tràm trà, trà xanh, cam thảo,... thay vì mua bừa một loại mặt nạ giấy nào đó về để cấp ẩm da. Bạn cũng không nên để mặt nạ giấy trên mặt qua đêm vì khi mặt nạ đã khô, nó sẽ khiến da mặt của bạn cọ xát vào bề mặt vải thô và cứng, gây các vết trầy xước không thể nhìn thấy trên bề mặt da.

Cách sử dụng mặt nạ đúng chuẩn

Hướng dẫn đắp mặt nạ collagen

Bước 1: Làm sạch da

Trước khi đắp mặt nạ, bạn cần làm sạch da mặt. Sản phẩm làm sạch cần phù hợp với làn da của bạn, có độ pH xung quanh khoảng 5,5 để tránh làm mất cân bằng bề mặt da.

Đối với da đang có mụn, bạn cần lựa chọn sữa rửa mặt dịu nhẹ chuyên dùng cho da mụn, da nhạy cảm để tránh bị kích ứng da. Bạn cũng có thể sử dụng máy xông để xông mặt hoặc tẩy tế bào chết trước khi đắp mặt nạ collagen để giúp cho các dưỡng chất có thể thẩm thấu sâu hơn vào trong da.

Bước 2: Đắp mặt nạ lên da

Mặt nạ collagen được chia làm hai miếng trên và dưới. Bạn lần lượt lột bỏ lớp màng ngoài của từng miếng mặt nạ, phủ mặt nạ lên mặt và miết các viền mặt nạ ôm sát vào da. Mặt nạ chỉ nên được giữ trên da mặt dạ trong 30 phút, khoảng thời gian đủ để tinh chất thẩm thấu hết vào da.

Bước 3: Massage và Thư Giãn

Sau khi đắp mặt nạ lên da, bạn dùng hai đầu ngón tay massage nhẹ nhàng xung quanh mặt để kích thích làn da hấp thụ được hoạt chất dễ dàng hơn. Bạn nên tìm một nơi thoải mái và thư giãn cơ thể trong thời gian đắp mặt nạ.

Sau khi lột bỏ lớp mặt nạ, bạn thấm toner vào bông tẩy trang, lau nhẹ nhàng trên da để loại bỏ hết lớp tinh chất dư thừa trên da. Động tác này có thể giúp ngăn ngừa mụn xuất hiện khi các phần tinh chất thừa bị ứ đọng ở các lỗ chân lông. Tiếp theo đó, bạn có thể tiếp tục các bước dưỡng da ban đêm còn lại.

Hướng dẫn đắp mặt nạ giấy

Bước 1: Chọn mặt nạ giấy phù hợp với làn da của mình.

Bạn lựa chọn loại mặt nạ phù hợp với nhu cầu da: làm trắng da, trị mụn hay dưỡng ẩm. Tiếp theo cho mặt nạ vào ngăn mát tủ lạnh, để khoảng 15 phút trước khi bạn lấy ra đắp.

Bước 2: Chuẩn bị da

Bạn tẩy trang và sử dụng sữa rửa mặt để làm sạch da mặt. TIếp đến, bạn thoa toner lên da, có thể xông hơi để giãn nở lỗ chân lông, giúp da dễ hấp thụ dưỡng chất hơn.

Bước 3: Đắp mặt nạ lên da

Bạn lấy mặt nạ ra khỏi túi đựng, miết đều mặt nạ để nó phủ hết các phần khuôn mặt. Lấy phần dưỡng chất dư thừa còn sót lại trong túi đựng mặt nạ và thoa đều lên khắp vùng cổ. Nằm yên, tránh nhăn mặt hoặc vừa đắp vừa nói chuyện.

Bước 4: Thư giãn cơ mặt

Bạn thả lỏng mặt và nằm trong khoảng 15 phút, sau đó gỡ mặt nạ từ dưới lên. Dùng tay sạch vỗ đều lên da để da thẩm thấu các dưỡng chất trong mặt nạ trong vài phút sau đó rửa mặt lại với nước mát và tiếp tục các bước trang điểm hoặc dưỡng da.

Bài viết trên đã liệt kê ưu nhược điểm của hai kiểu mặt nạ phổ biến trên thị trường và hướng dẫn sử dụng mặt nạ dưỡng da. Nếu có thắc mắc gì thêm, nhắn tin ngay cho Fanpage Candid để được hỗ trợ trong thời gian sớm nhất.
Chúng tôi sử dụng cookie nhằm cải thiện chức năng cũng như cung cấp cho bạn trải nghiệm trình duyệt tốt hơn.  Xem thêm